Archive for ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Massage vành tai – một phương pháp bảo vệ sức khỏe


         Đông y cho rằng, 12 kinh mạch đều tập trung ở tai. Nhiều nhà khoa học cũng khẳng định, trên vành tai có hơn 100 huyệt liên quan đến bệnh tật. Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có vùng phản xạ ở bộ phận này. Vì vậy, việc xoa sát vành tai được coi là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe.


Nhờ massage vành tai, bạn có thể kích thích các huyệt vị trên tai, thông qua đó kích thích toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, điều hòa thần kinh thực vật… Sau đây là cách thực hiện:
– Trước hết, hãy xát hai bàn tay vào nhau cho đến khi ấm nóng. Dùng đầu ngón tay trỏ khẽ xoa xung quanh mặt trước của tai khoảng 10-20 lần, chú ý nhất vào vùng hõm (ngay trước lỗ tai, nơi có vùng đại diện của tim mạch) và phía trên mặt trước vành tai (nơi có huyệt “thần môn”, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa thần kinh thực vật, giảm đau, chống viêm).- Tiếp đó, dùng ngón tay cái xoa mặt sau tai (ở vùng này có “rãnh hạ áp”, việc tác động vào rãnh này giúp hạ huyết áp). Cùng lúc đó, có thể dùng lòng bàn tay ấp hẳn vào tai, xoa day nhẹ nhàng cho đến khi tai có cảm giác nóng ấm.

Việc massage vành tai cần được thực hiện đều đặn. Mỗi ngày, bạn có thể dành 3-5 phút cho công việc này. Phương pháp này không đem lại hiệu quả tức thời. Hãy kiên trì tập, bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện.

BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống

CỬA HÀNG XẠ ĐEN HÒA BÌNH

Địa chỉ : Cơ sở ANH TÚ – Hiệu thuốc số 17

số nhà 113 – Khu 1B Thị trấn Mường Khến – Tân Lạc – Hòa Bình
Số điện thoại: 0978784411
Email: vinhempich86@gmail.com
Website: www.cayxadenhoabinh.com

Leave a comment »

Báo Động Nguy Cơ Nhiễm Chì Ở Nước, Thức Ăn, Đồ Gia Dụng


Chì độc như thế nào?
              Chì là độc chất kim loại nặng có trong môi trường bị ô nhiễm, trong các nguyên liệu làm đồ chơi cho trẻ và cả những vật dụng hàng ngày. Đây là một kiểu gây hại sức khoẻ ghê gớm cho trẻ nhưng lại khó nhìn, khó phát hiện, chỉ trừ khi ngộ độc cấp tính, mà lúc đó thì đã quá trễ.

Ô nhiễm chì được ghi nhận nhiều nhất là chì có trong xăng ô tô, ở dạng ankyl – chì, với vai trò là chất chống kích nổ. Khi có sự hiện diện của chì trong các loại men tế bào khác nhau thì các loại men này không thể thực hiện được những chức năng của chúng trong cơ thể. Khi bị nhiễm chì, cơ thể rơi vào trạng thái hưng phấn và mất ngủ, sau đó là mệt mỏi, trầm uất và táo bón. ( http://thuvien.ntu.edu.vn )
TP.HCM: Không khí bị ô nhiễm chì
Tại TP.HCM, lượng chì trong không khí đã tăng gấp đôi, từ 0,5μg/m3 lên đến trên 1μg/m3. Việc chì tăng bất thường như nói trên, nghi vấn là do đã có một lượng xăng pha chìbán ra thị trường trong thời gian gần đây.Ai cũng biết đến sự nguy hiểm của chất chì độc hại trong đồ chơi nhưng ít người biết rằng vẫn có nhiều cách để người ta bị nhiễm chất kim loại này.

Trẻ em là nhóm có nguy cơ bị nhiễm nhiều nhất vì cơ thể chúng phát triển nhanh chóng. Chất độc này có thể làm tác hại đến não bộ và hệ thần kinh, làm chậm lại quá trình phát triển tự nhiên cũng như những vấn đề khác. Những trẻ có thói quen hôn hít, ngậm đồ chơi có sơn sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao hơn các trẻ khác 3-4 lần do chì có trong thành phần sơn khá cao

Chì và hiện tượng độc chì đối với trẻ em
Những trẻ có thói quen hôn hít, ngậm đồ chơi có sơn sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao hơn các trẻ khác 3-4 lần do chì có trong thành phần sơn khá cao Ta biết rằng, lượng bụi chì trung bình trong không khí đô thị khoảng 1 mg/m3, mà con người muốn hay không cũng phải hít vào 1,5-20 mg/ngày. Ở nông thôn, nồng độ này có thấp hơn, ở khoảng 0,1-0,2 mg/m3 và con người tại đó phải hít một lượng bụi chì 1,5-4,0 mg/ngày. Theo quy định Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), giới hạn bụi chì nơi làm việc phải nhỏ hơn 0,01 mg/m3 không khí, còn ở khu dân cư thì phải nhỏ hơn 0,005 mg/m3. Ấy vậy mà bụi chì trong không khí khu sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần cho phép. Dọc các trục lộ giao thông với mức trung bình thì chưa cao, nhưng vào các thời điểm kẹt xe hay giờ cao điểm thì lại bộc phát khá cao. Bụi chì sinh ra từ khói xe ô tô, xe máy do dùng xăng pha chì, mặc dù giờ đây, không dùng xăng pha chì nữa, nhưng lương bụi chì không vì thế mà giảm đáng kể. Khi trẻ em hít phải, ở nồng độ thấp 1mg/m3, chỉ trong thời gian 1 ngày (sau đó thôi không tiếp xúc nữa) thì chưa bị ngộ độc ngay, mà chỉ biểu hiện rõ sau vài tuần. Nếu vào cơ thể với nồng độ 0,1 mg/m3 trong nhiều ngày liên tục thì sẽ nhiễm độc mãn tính. Ta biết rằng, trẻ em rất mẫn cảm với chì vì hệ thần kinh non yếu, khả năng thải độc kém. Tuy nhiên, khi chì xâm nhiễm qua con đường thực phẩm lại khó phát hiện ra, vì ở trẻ, tỷ lệ thức ăn tính trên trọng lượng cơ thể khá lớn (cao hơn người lớn nhiều lần), nên khó phát hiện. Ví dụ, người ta đã tính toán thấy rằng, lượng chì nhiễm theo con đường thức ăn bình quân cho trẻ em là 50-150 mg/ngày (so với người lớn, 100-200 mg/ngày). Và, khả năng nhiễm chì qua thức ăn của trẻ gấp 4 lần so với người lớn. Mà lượng nhiễm độc, nếu nuốt phải 100 mg muối chì sulphate/kg cơ thể trong nhiều ngày, cơ thể có thể nhiễm độc mãn tính. Trẻ em hay bú tay, hay chùi tay vào miệng có nguy cơ nhiễm chì cao gấp 4-5 lần so với trẻ bình thường. Môi trường xung quanh thì đầy rẫy vật liệu và không khí cũng thường bị nhiễm chì. Ngay cả những dụng cụ, đồ chơi cho trẻ có sơn màu rất bắt mắt nhưng trong đó lại chứa lượng chì lớn. Các trẻ có thói quen hôn hít, ngậm đồ chơi có sơn sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao hơn các trẻ khác 3-4 lần do chì có trong thành phần sơn khá cao. Chẳng hạn sơn dùng sơn lót, có thể chứa 30.000- 60.000mg/kg dung dịch sơn. Những chỗ trên mặt vật liệu, dụng cụ, bàn ghế, tủ giường sơn bị rộp có nguy cơ cao gây nhiễm chì cho trẻ, ngay cả mặt ngoài còn nguyên vẹn, đồ chơi có sơn cũng bị nhiễm chì. Hiện nay tiêu chuẩn cho phép đối với sơn dùng sản xuất đồ chơi ở Mỹ quy định phải có hàm lượng chì nhỏ hơn 2.500mg/kg sơn, còn tiêu chuẩn cho sơn nhà ở Mỹ phải nhỏ hơn 5.000 mg/kg sơn. Tai hại hơn, ở các vùng nông thôn, trẻ em tìm chì từ nhiều nguồn, tự đúc lại thành những viên chì dẹt để làm viên chọi trong đánh đáo. Hoặc các em cũng tự nung chảy chì trên bếp, rồi cho nguội, đúc thành những viên bi để đánh bi trên đất; hay là các em phụ ba mẹ đúc viên chì làm vật kéo dây câu cá, lưới cá; hoặc là các trẻ em phải phụ việc ở cơ sở sản xuất acquy, chữa ô tô, các em sống gần các lò gang, đúc chì, đồng, thủ công mỹ nghệ… Những công việc này luôn làm cho trẻ tiếp xúc và nhiễm chì qua tay, miệng, nhất là khi đúc chì, hơi độc chì xâm nhiễm vào cơ thể trẻ rất nhanh, có thể gây ngộ độc cấp cho trẻ. Do đó các bậc phụ huynh không nên cho trẻ tiếp xúc và chơi với các acquy hay những pin đã hỏng. Đã có nhiều bậc phụ huynh không lường trước những nguy hại của nó làm trẻ ngộ độc, mà ngộ độc mãn tính, ngấm từ từ, rồi tích lũy và phóng đại sinh học đến một giới hạn nhất định sẽ gây ung thư, thiếu máu cho trẻ vì chì có đặc tính là nằm lại trong cơ thể rất lâu, có khả năng tác động mạnh lên tế bào não non trẻ. Nghiên cứu cũng cho ta biết rằng, chì trong lớp đất mặt có nơi 0.5-5,0 mg/kg đất. Trẻ em lê la trên đất dễ nhiễm chì theo con đường mãn tính. Các nghiên cứu ghi nhận rằng, khả năng ô nhiễm chì cho trẻ qua con đường thức ăn gấp 4-5 lần người lớn. Mặt khác, người ta theo dõi và thấy rằng, bình quân trong mỗi điếu thuốc lá chứa 4,0-12,0 mg chì, và bình quân có 20% lượng chì đó được người hút thuốc hấp thụ qua khói thuốc. Như vậy, nếu một người hút 20 điếu thuốc/ngày thì sẽ hấp thu vào cơ thể mình là 1-5 mg/ngày. Các nghiên cứu tin cậy cũng chỉ ra rằng, những trẻ em có bố mẹ nghiện thuốc thì nguy cơ nhiễm độc chì cao gấp 4-6 lần so với trẻ có bố mẹ không nghiện thuốc do nhiễm độc khói thuốc thụ động
Có thể đột tử vì ngộ độc chì
Chì là kim loại nặng (tỷ trọng lớn hơn 5Kg/dm3) có độc tính cao với não, có thể gây đột tử nếu ngộ độc nặng, nhất là đối trẻ em. Những trẻ em tiếp xúc với chì bị nhiễm độc thì da xanh tái, bởi chì đã ức chế sự tổng hợp Hemoglobin, dẫn đến các em ấy thiếu máu. Chì có thể thay thế Canxi trong tế bào mới của các trẻ, và tác động lên chu trình biến dưỡng, dẫn đến việc giảm khả năng tổng hợp ATP (Adenozin Three Phosphate), làm hỏng chức năng của tế bào. Việc xác định lượng chì hấp thụ vào cơ thể của trẻ từ nguồn đất và bụi gặp rất nhiều khó khăn. Theo các thí nghiệm của các tác giả nước ngoài, nếu trẻ đó hấp thụ một lượng bụi hàng ngày khoảng 25-100mg, mà trong bụi đó lại chứa khoảng 200 đến 2.000mg/kg thì trẻ đó có thể hấp thu một lượng chì là 5-200 mg/ngày. Tuy nhiên, không phải là tất cả lượng chì thâm nhập vào cơ thể đều vào máu, mà chỉ một lượng ít trong đó mà thôi, còn thì tích lũy lại trong gan, thận và trong mỡ, số còn lại thải qua đường phân, nước tiểu, mồ hôi. Triệu chứng nhiễm độc chì Triệu chứng nhiễm độc chì ở trẻ nhiều lúc khó phát hiện ra, nhất là trong trường hợp lượng chì nhiễm dưới mức nguy hiểm nhưng nó lại gây bệnh mãn tính cho trẻ. Trong trường hợp này trẻ biểu hiện thần kinh mệt mỏi, suy nhược, tính tình trở nên dễ cáu gắt, nhức nhối khắp mình. Những trẻ nhiễm độc chì đều bị bệnh thiếu máu. Mặt khác, chì ảnh hưởng lên bộ máy tiêu hóa, nên trẻ ăn uống giảm sút, chán ăn, hay buồn nôn, đau bụng có những lúc dữ dội, sắc mặt tái xám. Nhiều độc chất chì dễ dẫn đến suy gan và thận. Nhiễm độc chì là một loại bệnh môi trường, khó phát hiện nhưng thường gặp nhất là ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Các bậc phụ huynh cần lưu ý nhất là trong đô thị nhiều chất thải, khói bụi, sơn nhà, đất cát, và nhất là đồ chơi của trẻ.

Đối với người lớn, nhiều số lượng chì trong cơ thể có tể dẫn đến những vấn đề trục trặc sinh sản, cao máu, mất trí nhớ và thiếu tập trung.Nồng độ chì trong không khí cũng đã giảm thiểu kể từ cuối thập niên 70 sau khi có lệnh tách chất này ra khỏi xăng. Ngày nay, theo cơ quan môi trường EPA cho biết thì đa số chất này được tìm thấy tại các nhà máy công nghiệp và thường là vấn đề tại các khu vực đô thị hoặc công nghệ hoá.

Trong khi đó những nguồn khác phải kể đến đó là các hộp sơn lưu trữ quá hạn có thể biến thành bụi hoặc mẩu vụn trẻ em hay nuốt. Chính phủ liên bang đã ban lệnh cấm dùng sơn có chì để sơn nhà vào từ năm 1978, nhưng những căn nhà cũ hơn có thể vẫn còn. Đất sỏi có thể mang chất này vào các rãnh kẽ hở. Nguồn nước sau đó sẽ đi qua lớp đất này qua các đường ống. Chủ nhà có quyền hỏi cơ quan kiểm định sức khoẻ về nguồn nước khử trùng mà mình sử dụng.

Thêm vào đó, một khi tay chân tiếp xúc với chì có thể mang về nhà sau khi làm việc. Chính phủ liên bang buộc công nhân làm việc với kim loại phải rửa tay sạch sẽ, tắm gội, và mặc đồ mới mỗi khi xong việc. Thức ăn và chất lỏng trong các chai thuỷ tinh có kim loại có thể bị nhiễm. Một số loại dược thảo dân gian có thể nhiễm chì. Và cuối cùng, chì thường được sử dụng trong một số thú tiêu khiển như làm đồ gốm hay điêu khắc thủy tinh, hoặc làm lại đồ gia dụng.

Tài liệu của Viện Pasteur TP.HCM chỉ rõ:

Đồ dùng bằng nhôm

Các gia đình vẫn thường dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế tạo từ các nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với môi trường thì khi đun nấu, chứa đựng thực phẩm dễ tạo cơ hội thôi nhiễm các ion nhôm vào thực phẩm thì người ăn phải sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi nấu mặn, dễ tạo ra muối nhôm gây độc cho cơ thể. Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua, mặn, bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng “lú lẫn” sớm. Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp…

Đồ dùng sành sứ

Dĩa, bát, chén, ly, tách… bằng sành, sứ ngày càng được con người ưa chuộng vì mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Nếu các đồ này không được sản xuất đảm bảo công nghệ an toàn như: không đạt nhiệt độ nung chuẩn, vẽ nhiều hoa văn, màu sắc, sử dụng phụ gia chì với nồng độ cao để làm cho phụ gia nhanh chảy ở nhiệt độ thấp… sẽ làm hàm lượng chì càng cao.

Các hoa văn phần lớn đều được dán đề can hoặc vẽ trên men và nung ở nhiệt độ thấp để giữ được màu sắc đẹp. Vì vậy không thể loại hết được chì. Các đồ sành sứ này khi tiếp xúc với thực phẩm có tính axit như: dưa chua, dưa nộm, rượu, bia, nước hoa quả, nước đường, canh nóng… chì trong bột màu sẽ thôi ra từng tý một. Khi lượng chì vào cơ thể tích tụ đến một mức nhất định sẽ gây ra ngộ độc. Một trong các cách hạn chế là ngâm đồ sứ mới mua về vào trong dấm, như thế sẽ làm tan phần lớn chì còn ứ đọng.

Đồ dùng bằng nhựa

Bản chất polymer không độc. Các chất có hại cho sức khoẻ chính là các monome và các chất phụ gia của chất dẻo được trộn vào trong quy trình sản xuất.

Các chất phụ gia có thể được sử dụng trong công nghiệp chất dẻo là các chất ổn định được sử dụng để ngăn ngừa sự thoái biến của chất dẻo. Như muối của axit béo, muối kim loại, chất xúc tác và các chất tăng tốc, chất bôi trơn, chất chống nấm, các dẫn xuất hữu cơ thuỷ ngân…

Trong đó, nhiều chất có khả năng gây độc chất Azoisobutyronitril (Porophor N) ở 1.900oC giải phóng ra N2 và Tetrametyl succinic dinitril, gây nhức đầu và co giật. Chất Methyl chlorua (CH3Cl) cũng rất độc, gây tổn thương thần kinh trung ương. Chất dẻo hoá: TOCP (Triorthocresylphosphat) làm tổn thương thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống…

Do lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất đồ nhựa cố tình sử dụng các phụ gia độc hại không được phép trong sản xuất nhựa thực phẩm. Họ dùng nhựa tái sinh, tạo ra các sản phẩm nhựa kém chất lượng, khi dùng các đồ nhựa này để chứa đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm là dầu mỡ, chua, mặn, nóng sẽ tạo cơ hội thôi nhiễm các chất độc vào thực phẩm gây ngộ độc cho người ăn.

Do vậy khi chọn chén, tô, dĩa, thìa… nên mua loại làm bằng nhựa melamine. Ly, dĩa, hộp thực phẩm chịu lạnh chọn sản phẩm bằng nhựa PP. Các dụng cụ chứa thực phẩm khô nên chọn sản phẩm nhựa PS, PSHI. Rổ, thau, chậu, xô nhựa nên chọn sản phẩm làm bằng nhựa PEHD. Máy xay sinh tố, vỏ bình cà phê… nên chọn sản phẩm nhựa PC, PMMA.

CỬA HÀNG XẠ ĐEN HÒA BÌNH

Địa chỉ : Cơ sở ANH TÚ – Hiệu thuốc số 17

số nhà 113 – Khu 1B Thị trấn Mường Khến – Tân Lạc – Hòa Bình
Số điện thoại: 0978784411
Email: vinhempich86@gmail.com
Website: www.cayxadenhoabinh.com

Leave a comment »

Cây xạ đen có tác dụng điều trị ung thư


Xạ đen có tên khoa học là Celastrus Hindsu benth, thuộc loại dây leo thân gỗ, mọc thành búi,
phát triển ở vùng đồi gò phía Bắc. Sau 12 năm nghiên cứu, hiện Học viện Quân Y đã chiết xuất được từ cây này một loại tinh thể có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Giáo sư Lê Thế Trung, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cho biết, Học viện Quân y đã nghiên cứu tác dụng chữa ung thư của 20 loại thuốc nam. Trong đó, cây xạ đen là một trong 3 thảo dược được chú ý nhất. Ông Trung cũng cho biết, hiện thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ dược thảo này chưa được sản xuất để tung ra thị trường vì không có đủ nguyên liệu bào chế. Hội Ung thư đã đề nghị tỉnh Hòa Bình lập dự án phát triển cây xạ đen nhưng tỉnh vẫn chưa thực hiện được.
Trong dân gian, cây xạ đen được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét. Lương y Minh Hiển, Phó chủ tịch Hội Đông Y tỉnh Hòa Bình, cho biết, loại cây này có tác dụng tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể tiêu trừ độc tính.
Theo: vnexpress.net
CỬA HÀNG XẠ ĐEN HÒA BÌNH

Địa chỉ : Cơ sở ANH TÚ – Hiệu thuốc số 17

số nhà 113 – Khu 1B Thị trấn Mường Khến – Tân Lạc – Hòa Bình
Số điện thoại: 0978784411
Email: vinhempich86@gmail.com
Website: www.cayxadenhoabinh.com

Leave a comment »

MỘT NỮ KHOA HỌC GIA ĐÃ TỰ CHỮA LÀNH BỆNH UNG THƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN ĂN UỐNG


Nữ Giáo sư Jane Plant là một khoa học gia nổi tiếng của Anh Quốc. Bà bị bịnh ung thư nhũ hoa từ năm 1987. Thông thường thì một bịnh nhân ung thư khó mà sống sót được khi bịnh đã tái phát đến lần thứ hai.
Tuy nhiên nhờ kiến thức khoa học sẵn có cũng như với sự điều trị và chăm sóc nhiệt tình của các bác sĩ chuyên khoa thượng thặng, bà đã kéo dài được mạng sống. Dầu vậy bịnh của bà đã tái phát đến năm lần, rồi cuối cùng đã lan đến hệ thống bạch huyết trong cơ thể. Trước tình trạng nguy ngập đó, bà vẫn không chịu bó tay chờ chết mà cương quyết tự chữa bằng cách ăn uống có phương pháp.Cuối cùng bà đã lành bịnh. Bà đã cho xuất bản quyển sách Your Life in Your Hands (Mạng sống trong tay của bạn) dể kể lại những kinh nghiệm cá nhân mà bà đã trải qua để quảng bá cho tất cả mọi người. Nhận thấy đây là một tài liệu rất hữu ích nên chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý vị độc giả tham khảo.Sau khi bịnh ung thư nhũ hoa của tôi tái phát đến lần thứ năm, tôi nghĩ tôi sẽ không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải chết hoặc cố gắng tìm một phương pháp khác để tự chữa cho mình. Tôi là một khoa học gia, dĩ nhiên tôi đã biết chứng bịnh quái ác này hiện nay đã cướp mất mạng sống của một trong số 12 người phụ nữ tại Anh Quốc và Úc Đại Lợi. Tôi đã cam lòng chịu giải phẫu mất đi hết một cái vú và đã được chữa trị bằng quang tuyến liệu pháp. Tôi cũng đang được trị liệu bằng chemotherapy và được chăm sóc bởi những y sĩ chuyên khoa tài giỏi. Nhưng cuối cùng tôi cũng chắc chắn sẽ phải chết mà thôi.Tôi đã có chồng, sở hữu một ngôi nhà xinh đẹp và có hai đứa con ngoan ngoãn dễ thương mà tôi rất yêu quý. Tôi mong muốn được sống còn. May thay niềm khao khát mãnh liệt đó đã giúp tôi có thêm nghị lực khám phá được rất nhiều sự kiện mới mẻ mà hiện thời một số khoa học gia khác cũng đã có cùng chung một số hiểu biết như tôi.



Những người có liên hệ đến bịnh ung thư nhũ hoa hẵn đều biết những trường hợp nguy hiểm khác cũng sẽ xảy ra cho chính bản thân người bịnh. Đó là sự già nua đến sớm; sắc đẹp chóng tàn; tuổi tắt kinh đến muộn vân vân, tất cả đều ở ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo tôi, những trường hợp nguy hiểm vừa kể có thể khống chế dễ dàng. Đó là chúng ta phải có nghị lực cương quyết thay đổi hoàn toàn một vài nếp sống mà nhất là thói quen ăn uống hàng ngày. Điều mà tôi muốn khẳng định cùng quý vị là bịnh ung thư nhũ hoa có thể chữa được vì chính tôi là một bịnh nhân đã sống còn qua cơn nguy hiểm và sẽ kể cho quý vị biết những kinh nghiệm hữu ích đó.


Khi tôi bắt đầu bị bịnh và đang điều trị bằng chemotherapy thì chồng tôi là Peter, cũng là một khoa học gia, làm việc tại Trung Quốc đã trở về. Anh có mang về một số tài liệu và một số thuốc đặt (suppositories) bằng thảo dược, nghe nói là hay lắm. Chồng tôi mô tả đây là loại thuốc trị bịnh ung thư nhũ hoa đại tài tại Trung Quốc. Mặc dầu bịnh tình của tôi lúc bấy giờ thật là đáng ngại, nhưng cả hai chúng tôi không khỏi phì cười. Tôi bảo nếu quả thật đây là một loại thuốc công hiệu thì chắc tại Trung Hoa rất hiếm thấy phụ nữ bị bịnh ung thư nhũ hoa lắm. Mà thật vậy! Theo thống kê của các nhà khoa học thì tại khắp lãnh thổ Trung Quốc hiếm thấy phụ nữ mắc bịnh ung thư nhũ hoa. Trung bình thì cứ mười ngàn phụ nữ mới có một người mắc phải chứng bịnh quái ác này. Trong khi ở Hoa Kỳ và các nước Tây Phương thì trung bình cứ 12 phụ nữ lại có một người mắc bịnh ung thư nhũ hoa. Sự kiện không phải vì dân chúng Trung Hoa sinh sống trong vùng nông thôn nhiều hơn nên không bị nạn ô nhiễm môi trường các loại như dân chúng trong thành phố. Bằng chứng tại Hồng Kông, một đô thị có mật độ dân cư đông đảo và cũng học đòi theo nếp sống Tây phương, nhưng cứ mười ngàn phụ nữ mới có 34 người chết vì bịnh ung thư nhũ hoa. Tỷ số này vẫn còn thắng xa Hoa Kỳ và các nước Tây Phương nhiều lắm. Dân chúng Nhật Bản tại hai thành phố Hiroshima và Nagazaki cũng có tử suất tương tợ. Vì hai thành phố này bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do Hoa Kỳ ném xuống từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Liên quan đến dân cư trong thành phố mắc bịnh ung thư cao, người ta cũng quan tâm đến sự quan hệ giữa phóng xạ tuyến nguyên tử và mầm móng gây ra bịnh ung thư như thế nào.
Song, thống kê cho thấy nếu phụ nữ Tây Phương mà di cư đến hai thành phố nhiễm nhiều phóng xạ nguyên tử ở Nhật Bản nói trên thì xác suất bị bịnh ung thư nhũ hoa lại càng cao hơn dân chúng dịa phương đến một nữa.

Thật rõ ràng, không phải chỉ có môi trường chung quanh ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra bịnh ung thư các loại, mà chính yếu là nếp sống cá nhân và thói quen ăn uống. Tôi cũng còn khám phá biết thêm sự cách biệt quá xa về tỷ số mắc bịnh ung thư nhũ hoa giữa dân chúng Tây Phương và Đông Phương không phải do nguyên nhân của sự di truyền huyết thống. Các chuyên gia nghiên cứu khoa học đã chứng minh cho thấy dân Trung Hoa và Nhật Bản di cư sang các nước Tây Phương, chỉ một hoặc hai thế hệ sau là sẽ có tỷ số mắc bịnh ung thư ngang hàng với dân chúng bản địa. Sự kiện này cũng đã xảy ra tại Hồng Kông là người Trung Hoa nào bắt chước theo nếp sống y hệt như người Tây Phương thì cũng sẽ có nguy cơ bị các chứng bịnh nguy hiểm tương tợ. Vì vậy người Tàu có một câu ngạn ngữ dí dỏm gọi bịnh ung thư nhũ hoa là “chứng bịnh của những phụ nữ giàu có”. Lý do vì ở Trung Quốc chỉ có những người giàu có mới bắt chước theo lối ăn uống của người Tây Phương mà thôi. Phần đông người Trung Hoa gọi các thức ăn có nhiều chất béo động vật như sữa và các sản phẩm của sữa như bơ, phó mát, sô cô la vân vân là “đồ ăn Hồng Kông”. Vì đó là các thức ăn uống du nhập từ Anh quốc vào lãnh địa này từ thuở xa xưa mà trong quá khứ rất hiếm và quý tại lục địa Trung Quốc.

Do những dẫn chứng trên đây, tôi nghĩ và cũng để ý thấy bịnh ung thư nhũ hoa xảy ra cho chính cá nhân tôi cũng thường thấy xảy ra trong giới phụ nữ trung lưu và giàu có tại các xứ Tây Phương. Qua nghiên cứu, tôi cũng đã biết được đa số những người đàn ông bị bịnh ung thư tuyến tiền liệt cũng ở trong trường hợp tương tợ như vậy. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO), tỷ số những người đàn ông tại Trung Quốc mắc bịnh ung thư tuyến tiền liệt không đáng kể. Trung bình trong một triệu người chỉ có 5 người mắc phải bịnh này mà thôi. Tại các nước Tây Phương, tỷ số này cao gấp 70 lần nhiều hơn ở Trung Quốc và cũng phần đông xảy ra trong giới đàn ông trung lưu và giàu có. Tôi cũng nhớ tôi đã từng hỏi chồng tôi, một khoa học gia đã trở về từ Trung Quốc, rằng tại sao người Trung Hoa sinh sống như thế nào mà phụ nữ ít bị bịnh ung thư nhũ hoa vậy? Chúng tôi đã lợi dụng cơ hội này để tra cứu các thống kê cập nhật của các khoa học gia và cuối cùng đã tìm ra được giải đáp là người Tây Phương đã ăn rất nhiều chất béo. Các nghiên cứu cho thấy trong thập niên 1980, trung bình người Trung Hoa tiêu thụ 14 phần trăm calories lấy từ chất béo, so với 36% của người Tây Phương. Tuy nhiên trước khi tôi bị bịnh ung thư nhũ hoa, tôi cũng đã ăn rất ít chất béo nhưng nhiều chất xơ. Vả lại tôi được biết đối với cơ thể của người lớn, hấp thụ nhiều chất béo chưa hẳn đã gia tăng nguy cơ bị bịnh ung thư nhũ hoa của phụ nữ, dựa theo các báo cáo trong quá trình nghiên cứu 12 năm qua.

Một hôm khi cùng làm việc với chồng tôi, tôi sực nhớ không biết một trong hai chúng tôi trước đây ai đã có lần bảo là người Trung Hoa không có dùng sữa và các sản phẩm của sữa. Thật là khó giải thích vì đây không phải là một sự kiện được nghiên cứu bằng khoa học. Tuy nhiên trên thực tế người Trung Hoa ít uống sữa và cơ thể của họ cũng khó chấp nhận tiêu hóa sữa. Tôi nhớ có một thời gian đã cùng làm việc nghiên cứu với một khoa học gia là người Trung Quốc. Vị này bảo rằng sữa chỉ dành cho trẻ con dùng, cho nên cô rất nhã nhặn từ chối các bữa ăn trưa nào có thực phẩm bơ sữa do tôi mời mọc. Theo thói quen của người Trung Hoa, trẻ con cũng không được nuôi lớn bằng sữa bò mà chỉ cho bú bằng sữa mẹ. Nếu vì sự bất tiện nào đó mà người mẹ không cho con bú được, có thể thuê mướn một bà vú để phụ trách công việc này.

Theo truyền thống văn hóa, người Trung Hoa có thành kiến xem việc người Tây Phương tiêu thụ sữa và các phó sản của sữa rất kỳ lạ. Tôi còn nhớ trong một buổi khoản đãi phái đoàn khoa học gia Trung Quốc sau thời điểm cuộc Cách mạng Văn Hóa không lâu vào thập niên 1980. Theo sắp xếp của phòng ngoại vụ, sau bữa ăn, chúng tôi đã mời họ dùng tráng miệng bằng kem . Họ hỏi thức ăn này được chế biến bằng gì và cuối cùng đã lịch sự từ chối vì nó được làm bằng sữa. Trong khi chúng tôi rất thích món khoái khẩu này.Sữa (thông thường là sữa bò), theo tôi nghiên cứu là loại thực phẩm có nguyên nhân gây ra các loại dị ứng nhiều nhất. Hơn 70 phần trăm dân số trên thế giới không tiêu thụ được sữa vì tạng phủ của họ không tiêu hóa được đường lactose. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây là trạng thái bình thường của những người lớn chớ không phải là sự yếu kém nào đó của cơ thể. Phải chăng loài người đã dùng sai loại thực phẩm không phù hợp với bản chất thiên nhiên.

Trước khi tôi bị bịnh ung thư nhũ hoa, tôi đã dùng rất nhiều sữa ít chất béo (skim milk), phó mát và sữa chua (yoghurt). Tôi đã coi những thứ đó như là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào. Tôi cũng đã ăn thịt bò nạc để bồi dưỡng. Sau khi bịnh tái phát lần thứ năm và trong thời kỳ điều trị bằng chemotherapy, tôi lại ăn sữa chua được biến chế bằng nguyên liệu hữu cơ để giúp cho bộ máy tiêu hóa được khỏe mạnh bằng cách tăng thêm những vi khuẩn hữu ích cần thiết.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu hồi năm 1989, Bác sĩ Daniel Cramer thuộc trường Đại học Harvard ở Hoa Kỳ đã theo dõi và ghi chú hồ sơ của rất nhiều phụ nữ liên hệ đầy đủ từ chi tiết ăn uống của họ. Kết quả cho thấy sữa chua cũng có ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra các chứng bịnh ung thư noãn sào của nữ giới. Sau đó, chồng tôi và tôi, đã dựa theo thói quen ăn uống của người Trung Hoa, đã từ bỏ sữa bò và tất cả những sản phẩm nào có liên quan đến sữa, kể cả bánh ngọt và súp có thành phần chế biến bằng sữa ở trong đó. Mỗi lần đến siêu thị mua đồ ăn, tôi là người đọc rất cẩn thận công thức. Sau khi bịnh tái phát lần này, tôi cương quyết theo dõi kết quả một cách chặt chẽ. Các bác sĩ và y tá khuyên tôi nên ăn uống bình thường gồm thịt, cá, trứng và sữa trở lại như xưa để bồi bổ. Nhưng tôi khước từ và tự mình chủ động theo dõi kết quả của sự chữa trị có hữu hiệu hay không? Thế rồi sau một loạt trị liệu bằng chemotherapy lần nữa, tôi hoàn toàn chả thấy có tiến bộ gì. Cục bướu vẫn còn y nguyên hình dáng và kích thước như cũ. Sau khi tôi từ bỏ sữa và các loại sản phẩm có sữa độ vài hôm thì cục u bắt đầu teo dần. Một tuần lễ sau, cục bướu ở cổ bắt đầu ngứa, sau đó nó mềm dần và thu nhỏ hình dạng lại. Trên đồ thị theo dõi, lằn ghi chú có chiều hướng đi xuống và cuối cùng nó xuống sát lằn ngang ở phía dưới (tức 0 độ).

Một buổi chiều thứ Bảy, sáu tuần lễ sau khi tôi bỏ luôn tất cả thành phần của sữa trong thực đơn của tôi nghĩa là không còn dính dáng gì tới thức ăn có nguồn gốc động vật, tôi ngồi thiền một tiếng đồng hồ và sau đó kiểm tra lại cục bướu thì nó đã hoàn toàn biến mất. Tôi là người đã tự theo dõi sự diễn tiến bịnh trạng của mình từ đầu tới cuối. Giờ phút này không có sự vui mừng nào bằng. Tôi chạy xuống lầu và nhờ chồng tôi kiểm tra cẩn thận lần nữa. Kết quả anh cũng chẳng tìm thấy gì.

Thứ Năm tuần lễ sau đó, tôi trở lại phòng mạch của vị bác sĩ chuyên khoa để tái khám. Ông đã vô cùng sửng sốt và vui mừng bảo rằng: “Tôi không còn tìm thấy dấu vết nào của bịnh ung thư trong cơ thể của bà nữa cả !”
TRẦN ANH KIỆT
(Trích dịch từ quyển Your Life in Your hands của nữ Khoa Học Gia Jane Plant
CỬA HÀNG XẠ ĐEN HÒA BÌNH

Địa chỉ : Cơ sở ANH TÚ – Hiệu thuốc số 17

số nhà 113 – Khu 1B Thị trấn Mường Khến – Tân Lạc – Hòa Bình
Số điện thoại: 0978784411
Email: vinhempich86@gmail.com
Website: www.cayxadenhoabinh.com

Leave a comment »

5 loại thực phẩm sống còn cho cơ thể bạn


Ngoài cá, thịt và gia cầm, ít người biết rằng các loại đậu đỗ, các loại hạt cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp các thành phần thiết yếu và duy trì sự sống của cơ thể. Dưới đây là danh sách 5 loại thực phẩm quan trọng nhất trong Hướng dẫn chế độ ăn của Malaysia năm 2010. Chúng bao gồm cá, thịt, gia cầm, trứng,
các loại đậu đỗ và các loại hạt. Thực tế, chúng không chỉ tham gia xây dựng cơ thể, mà còn cung cấp những dưỡng chất sống còn cho sức khỏe và duy trì cơ thể, như đạm, vitamin, kẽm, sắt và magie, theo health.asiaone.

1. Cá

Đạm trong cá tương đương với trong thịt và gia cầm. Mỡ của cá dễ tiêu và thường có tỷ lệ thấp hơn với hai loại kia. Hàm lượng cholesterol của cá cũng thấp hơn hẳn.
Một vài loài cá (như cá hồi, cá trích) có tỷ lệ cao axit béo omega-3, được biết đến là rất có ích cho sức khỏe, đặc biệt trong các vấn đề tim mạch.
Hàm lượng kẽm và sắt trong cá thấp hơn trong thịt, nhưng cơ thể lại dễ hấp thu hơn. Ngược lại, vitamin B12 trong cá tương đương thậm chí cao hơn trong thịt. Đây cũng là nguồn iốt dồi dào.
Những loài cá nhỏ ăn được cả xương là nguồn canxi rất tốt, đặc biệt với người không ăn sữa.

2. Thịt và gia cầm

Đây là nguồn đạm giá trị cho bữa ăn hàng ngày. Chúng giàu sắt, dễ được cơ thể hấp thụ. Chúng cung cấp lượng lớn kẽm và vitamin B12. Để làm giảm lượng mỡ bão hòa đưa vào người, bạn hãy chọn loại thịt ít mỡ, hoặc nếu là gia cầm hãy bỏ da.
Nội tạng động vật như gan, thận, tim, mề… không nên ăn thường xuyên, vì chúng chứa hàm lượng cao cholesterol.

3. Trứng

Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao và vì thể được khuyến cáo dùng cho tất cả những người khỏe mạnh. Trứng cũng khá rẻ so với các thực phẩm khác cùng nguồn gốc động vật.
Giá trị quan trọng nhất của trứng là: Nhiều đạm chất lượng cao, giàu vitamin B12 và cung cấp lượng lớn kẽm và sắt.
Lòng đỏ trứng có chứa nhiều cholesterol nhưng khác với sữa và thịt, nó lại không chứa nhiều axit béo no. Vì thế, với người bị cholesterol trong máu cao, nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng, từ 1 đến 3 quả mỗi tuần.

4. Các loại đậu đỗ

Lượng đạm trong đậu đỗ tương tự như trong thịt và gia cầm. Tuy nhiên, chúng thường thiếu 1 hoặc 2 loại amino axit (thành phần cơ bản của đạm). Vì thế, nên sử dụng lẫn 2 loại thực vật trở lên, chẳng hạn đậu đỗ và ngũ cốc, hoặc đậu đỗ với các loại hạt để tạo ra được đạm hoàn chỉnh.
Đậu đỗ cũng cung cấp lượng chất xơ giá trị, kẽm và sắt. Tuy nhiên, kẽm và sắt ở dạng này khó hấp thụ hơn so với từ động vật.
Đậu đỗ rất giàu vitamin nhóm B. Nó không chứa chất béo no và cholesterol như trong thịt và gia cầm.
Đậu đỗ (cũng giống như các loại hạt và một số loại quả) có chứa các chất hoạt tính sinh học, có tác dụng chống lại nhiều bệnh kinh niên.
Đậu nành và các sản phẩm của nó là một nhóm đậu đỗ được sử dụng nhiều nhất. Bạn nên sử dụng chúng hàng ngày, thậm chí có thể thay cho các thực phẩm từ động vật.

5. Các loại hạt và quả dạng hạt

Chúng gồm nhiều loại khác nhau như hạt lạc, hướng dương, hạt bí, vừng…, hạt dẻ, quả óc chó, quả hạnh… Bạn nên dùng chúng trong bữa ăn vài lần mỗi tuần.
Các loại hạt và quả này giàu đạm và các dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo không no, các axit béo thiết yếu…
Tuy nhiên, các loại hạt cũng giàu chất béo, do vậy không nên dùng quá nhiều.
Nhóm thực phẩm này đặc biệt có giá trị với những người ăn kiêng, vì có thể thay thế những nguồn đạm khác.
CỬA HÀNG XẠ ĐEN HÒA BÌNH

Địa chỉ : Cơ sở ANH TÚ – Hiệu thuốc số 17

số nhà 113 – Khu 1B Thị trấn Mường Khến – Tân Lạc – Hòa Bình
Số điện thoại: 0978784411
Email: vinhempich86@gmail.com
Website: www.cayxadenhoabinh.com

Leave a comment »

Điện thoại di động có thể gây ung thư


Một nhóm chuyên gia của WHO vừa xếp điện thoại di động vào danh sách các tác nhân có thể gây ung thư, ngang hàng với thuốc trừ sâu DDT và khói thải từ các phương tiện giao thông.

Có thể nói thông tin này gây nhiều chú ý vì đây là kết luận của một nhóm 31 chuyên gia từ 14 quốc gia đưa ra ngày 31-5 sau cuộc họp tám ngày ở Lyon, Pháp dưới sự chủ trì của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc WHO. Theo kết luận này, việc sử dụng điện thoại di động trong một thời gian dài (vẫn chưa xác định rõ số năm) có thể gây ung thư cho người do tác động của sóng điện thoại.
Khuyến cáo đầu tiên của WHO
Hiện có khoảng 5 tỉ điện thoại di động đang được sử dụng trên toàn cầu và đây là lần đầu tiên WHO lên tiếng cảnh báo đối với việc sử dụng thiết bị này. Ông Jonathan Samet – người đứng đầu nhóm chuyên gia quốc tế này – nói: “Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng có cơ sở vững chắc để củng cố cho kết luận này”.
“Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận này dựa trên những khảo sát dịch tễ học cho thấy nguy cơ gia tăng ung thư não (gliome) gắn liền với việc sử dụng điện thoại không dây” – ông Jonathan Samet tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại.
Nhóm nghiên cứu quốc tế không xác định là có nguy cơ, nhưng lưu ý đến một khảo sát về việc sử dụng điện thoại di động vào năm 2004. Khảo sát này cho thấy có sự gia tăng nguy cơ ung thư não nơi những người sử dụng điện thoại di động nhiều (vào lúc ấy, sử dụng nhiều được xác định là sử dụng trung bình 30 phút/ngày trong 10 năm).
Các chuyên gia đã phân tích tất cả các cuộc khảo sát từng được công bố về vấn đề này trước đó. Họ cho rằng nếu như có mối liên hệ giữa gliome và các u thần kinh đệm ngoại biên (neurinomes) thính giác thì vẫn không thể rút ra những kết luận tương tự cho tất cả các loại ung thư khác nhau. Theo giám đốc Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế Christopher Wild, “về lâu dài cần tiến hành các nghiên cứu bổ sung, nhưng trước khi có được những thông tin ấy cũng cần có những biện pháp thực tiễn để hạn chế việc tiếp xúc với sóng điện thoại”.
Sau khi điện thoại di động ra đời vào cuối thập niên 1970, các nhà khoa học luôn đặt ra câu hỏi liệu có hay không sóng điện thoại di động gây ung thư. Khoảng 30 nghiên cứu cho tới nay đều thất bại vì không thể chứng minh được mối liên hệ này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nghiên cứu về những nguy cơ của các loại từ trường khác như rađa, vi sóng, truyền thanh hay truyền hình không dây và cho rằng không có đủ bằng chứng để kết luận chúng có thể gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng hay gây bệnh ung thư.
Cả thế giới phản ứng?
Các chuyên gia sức khỏe và dư luận thế giới cho rằng mọi người không nên quá lo lắng trước cảnh báo của WHO vì dữ liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thư não vẫn chưa thuyết phục.
Ông Ed Yong, giám đốc Cơ quan thông tin sức khỏe thuộc Tổ chức Nghiên cứu ung thư ở Anh, cho biết đa số nghiên cứu trước đây thất bại vì thực tế tỉ lệ ung thư não của con người vẫn giữ nguyên trong khi mức độ sử dụng điện thoại di động tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác thực chứng minh con người có nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu tiếp xúc nhiều với sóng điện thoại di động.
Theo ông, trước đây WHO chưa bao giờ để mắt tới điện thoại di động và từng tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy điện thoại di động và bệnh ung thư có mối liên quan với nhau. Tuy nhiên, giờ đây các chuyên gia WHO lại xếp điện thoại di động vào nhóm “có khả năng gây ung thư” và đây đúng là một kết luận kiểu “vơ đũa cả nắm” với bằng chứng không mấy thuyết phục.
“Điều duy nhất chúng ta cần làm để bảo vệ sức khỏe của mình với điện thoại di động là tránh sử dụng khi đang lái xe bởi tai nạn xe hơi chắc chắn có liên hệ rõ ràng với việc sử dụng điện thoại di động” – ông Ed Yong khuyến cáo.
Hiệp hội Viễn thông không dây quốc tế (CTIA) và các hãng sản xuất điện thoại di động lên tiếng chỉ trích kết luận của WHO gây hoang mang cho người sử dụng điện thoại di động và cho rằng các chuyên gia WHO không đưa ra được bằng chứng thuyết phục mà chỉ dựa trên những nghiên cứu trước đây như CTIA cạnh khóe là “các nghiên cứu trước đây của WHO còn xếp cả rau củ muối và cà phê vào nhóm thực phẩm gây ung thư”.
Trong khi đó, Diễn đàn các nhà sản xuất điện thoại di động (MMF) lại phản ứng khá bình tĩnh. Ông Michael Milligan – tổng thư ký của MMF – không phản bác kết quả nghiên cứu vừa công bố nhưng cho rằng nghiên cứu đó “chỉ đánh giá khả năng của nguy cơ gây ung thư chứ không phải mức độ nguy cơ trong việc sử dụng bình thường”. Theo ông, hiện tại ai có quan ngại thì cứ việc áp dụng những lời khuyên của WHO để giảm thiểu tác động của sóng di động như nghe điện thoại di động bằng tai nghe, tránh nói chuyện qua điện thoại di động quá lâu, nghe điện thoại di động ở những nơi có sóng tốt…
DUY PHÚC tổng hợp
Việt Nam chưa nghiên cứu ảnh hưởng của điện thoại tới sức khỏe
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 1-6, viện trưởng Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường Nguyễn Duy Bảo cho hay tại VN chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của điện thoại di động đến sức khỏe, nhưng VN đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng từ trường từ các trạm tiếp sóng, phát sóng điện thoại đến sức khỏe người dân ở khu vực lân cận trạm. Kết quả cho thấy các trạm tiếp sóng, phát sóng điện thoại không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân sống xung quanh do dòng từ trường giảm theo khoảng cách, mức độ từ trường ở nhà dân xung quanh khu vực trạm chưa đạt đến ngưỡng có thể bị ảnh hưởng sức khỏe.
Theo ông Bảo, trước thông tin của WHO, viện có thể đề xuất với Bộ Y tế nghiên cứu nhằm có khuyến cáo phù hợp.
Một chuyên gia khác ở Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường cho rằng khó xác định được ngưỡng gây hại của điện thoại di động do rất khó xác định một ngày nghe/dùng điện thoại trong bao lâu. Chuyên gia này cũng cho rằng trong sóng điện thoại có sóng từ trường, ở tần số cao không tốt với sức khỏe, vì vậy nên sử dụng trong giới hạn cho phép (có trường hợp nghe điện thoại nhiều giờ liên tục), không nên để điện thoại thời gian dài ở những vị trí nhạy cảm như đầu, túi quần…

TTO

CỬA HÀNG XẠ ĐEN HÒA BÌNH

Địa chỉ : Cơ sở ANH TÚ – Hiệu thuốc số 17

số nhà 113 – Khu 1B Thị trấn Mường Khến – Tân Lạc – Hòa Bình
Số điện thoại: 0978784411
Email: vinhempich86@gmail.com
Website: www.cayxadenhoabinh.com

Leave a comment »